Chăn nuôi Lợn cắp nách

Bài chi tiết: Nuôi lợn

Lợn cắp nách thực chất là giống lợn đặc trưng truyền thống chuyên thả rông không phải nuôi dưỡng, người dân tộc Mông ở Sapa nuôi theo kiểu thả rông. Lợn Mường cắp nách được thả rông trong rừng ôn đới lạnh giá ở độ cao hơn 2000 mét trên mực nước biển. Đây là giống lợn thuần chủng, nuôi theo hình thức thả rông và không sử dụng các loại thức ăn công nghiệp, thậm chí, cá biệt có những con nuôi hàng năm trời nhưng do thả rông hoang dã nên trọng lượng vẫn chỉ đủ cắp nách. Lợn được thả rong ven rừng, ăn cỏ dại, dũi củ rừng mà sống. Cả năm không thấy lớn nhưng được cái không tốn ngô sắn công sức. Người dân cho lợn ăn ngô, rau, sắn còn sẽ để chúng tự đi kếm rễ cây, rau cỏ để ăn. Ngoài 2 bữa chính chủ yếu là ngô, sắn và rau, cả ngày chúng phải tự đi kiếm thức ăn là lá cây, rễ cây, củ, quả trên đồi rừng. Chúng ăn ngô, khoai, sắn hay rễ cây, rau cỏ trong rừng. Lớn lên bằng thức ăn tự nhiên nên thịt rất sạch.

Việc nuôi giữ khá đơn giản. Muốn có một đàn lợn cắp nách thì chỉ cần mua một đôi, gồm một con đực và một con cái, sau đó thả chúng vào khu rừng gần nhà mình. Đôi lợn đó sẽ luôn đi bên nhau, làm ổ trong rừng, tự kiếm ăn. Đến mùa sinh sản thì chúng giao phối và đẻ ra cả đàn lợn hàng chục con chỉ to hơn ngón chân cái. Thường thì sau khi lợn mẹ sinh ra lợn con, chúng được thả rông mặc cho mưa nắng, không có chuồng trại, không được chăm sóc. Những con lợn phải tự kiếm thức ăn từ những cây củ dại ở ngoài vườn, rừng thỉnh thoảng mới được cho ăn những bắp ngô, củ sắn[1].

Trước kia, lợn cắp nách được người dân tộc thuần dưỡng và chỉ được nuôi thả rông hoàn toàn tự nhiên, con lợn tự đi kiếm ăn mà không sử dụng bất cứ loại thức ăn chăn nuôi công nghiệp hay dùng thức ăn nông nghiệp thông thường trong chuồng trại như ngô, khoai lang do vậy, giống lợn này rất còi cọc, và thời gian nuôi rất lâu, loại lợn này thường nuôi thả từ tám tháng đến một năm. Chúng sống chủ yếu ở ngoài trời mặc mưa gió đêm ngày, thức ăn kiếm ngoài tự nhiên, lâu mới được bữa ngô, khoai, sắn, còn chủ yếu là ăn rau củ dại, thức ăn chỉ là ngô, khoai, sắn và lá cây trên rừng.

Giống lợn này được thả vào trong rừng từ khi mới đẻ, tự kiếm ăn để sống. Lợn nhà ở Sapa còi cọc vì phải tự tìm rau dại, củ rừng gần như là lợn rừng[5] Cũng vì cách nuôi thả hoang dã như vậy mà thịt lợn cắp nách rất thơm, chắc, nhiều nạc và đặc biệt rất an toàn với người dùng, đặc biệt an toàn về vệ sinh thực phẩm. Đây chính là đặc điểm để lợn cắp nách được đánh giá là món ăn đặc sản mà còn là một vị thuốc bổ dưỡng rất quý. Chính vì không được nuôi dưỡng nên Chính vì ăn cỏ cây, lại chậm lớn nên thịt chúng rất thơm ngon, hầu như không có mỡ, miếng nào có một tý mỡ thì cũng không ngấy, chính vì lẽ đó mà lợn tuy nhỏ bé rất sạch và thịt cũng ngon.

Liên quan